Sân bay Nội Bài du lịch 36 phố phường Hà Nội xưa và nay
Hà Nội 36 phố phường, với nghìn năm văn hiến. Gắn liền với hàng trăm bài thơ, bài vè, câu hát về phố cổ Hà Nội.
“Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Đất kinh kỳ ngoài vẻ đẹp cổ xưa còn gắn liền với nét thanh lịch của người nơi đây. Với nét văn hóa nghìn năm văn hiến.
Vì vậy, phố cổ là địa điểm mà không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến Hà Nội. Với vô vàn những địa điểm du lịch, văn hóa lâu đời như Văn Miếu, Tháp Rùa, Tràng Tiền, …
Cùng với hàng loại các món ăn ngon khó cưỡng đặc trưng của Hà Nội xưa.
Dù là người Hà Nội nhưng chưa chắc hẳn bạn có thể thuộc đủ 36 phố phường của Hà Nội. Cùng thuê xe Giang Gia từ sân bay Nội Bài đi du lịch 36 phố phường Hà Nội khám phá những nét độc đáo nghìn năm lịch sử.
XEM NHANH NỘI DUNG
Vài nét về 36 phố cổ của Hà Nội qua Bài vè
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
1 – Hàng Bồ, 2 – hàng Bạc, 3- hàng Gai,
4 – Hàng Buồm, 5 – hàng Thiếc, 6 – hàng Bài, 7 – hàng Khay,
8 – Mã Vĩ, 9 – hàng Điếu, 10 – hàng Giầy
11 – Hàng Lờ, 12 – hàng Cót, 13 – hàng Mây, 14 – hàng Đàn,
15 – Phố Mới, 16 – Phúc Kiến, 17 – hàng Ngang,
18 – Hàng Mã, 19 – hàng Mắm, 20 – hàng Than, 21- hàng Đồng,
22 – Hàng Muối, 23 – hàng Nón, 24 – cầu Đông,
25 – Hàng Hòm, 26 – hàng Đậu, 27 – hàng Bông, 28 – hàng Bè,
29 – Hàng Thùng, 30 – hàng Bát, 31 – hàng Tre,
32 – Hàng Vôi, 33 – hàng Giấy, 34 – hàng The, 35 – hàng Gà,
Quanh đi đến phố 36 – hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Chỉ cần thuộc bài vè bạn có thể nhớ đủ 36 phố phường Hà Nội.

Những điểm du lịch bạn có thể ghé qua tại 36 phố phường Hà Nội
Đình: 36 phố phường có rất nhiều đình mỗi phố nghề. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Ngay nay, các đình bị lấn chiếm nhiều. Vì vậy, bạn cũng rất khó để tìm ra các đình cổ ở các hàng.
Các phố nghề trong 36 phố cổ Hà Nội
Việc hình thành các phố nghề được hình thành từ nghìn năm qua. Những thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây. Việc tập trung đông đúc tạo thành những khu vực theo từng sản phẩm làng nghề. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước. Mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Với sự đô thị hóa mạnh, cùng với nhiều ngành nghế mới mở ra. Vì vậy, việc này dẫn tới sự biến mất của nhiều nghề truyền thông.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc…
Chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ. Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
Phố phường với làng nghề truyền thống
- Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông (ngày xưa), bán mền bông, chăn đệm.
- Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng. Như tiền giấy, vàng giấy âm phủ, hình nhân giấy, đồ dùng , hình nhà cửa… để cúng và đốt cho người âm (người chết). Hiện nay, phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới.
- Phố Mã Mây: Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Chuyên bán các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
- Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình. Từ đó thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
- Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc. (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào).
- Khu Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá. Vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.
- Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ. Phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót. Đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
Đồ gia dụng, ăn uống tại khu phố cổ
- Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
- Khu Hàng Chĩnh vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền. Với hàng hóa chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà.
- Hàng Đồng và phố Bát Sứ có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ…
- Phố Hàng Cơm nay là phố Văn Miếu từ ngã ba phố Nguyễn Khuyến đến ngã ba phố Quốc Tử Giám. Trước kia nghề gốc là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến…
- Phố Hàng Đũa nay là phố Ngô Sĩ Liên phố kéo dài từ phố Nguyễn Khuyến đến phố Quốc Tử Giám. Khu phố phía sau ga Hàng Cỏ xưa kia người dân gọi chung là khu Hàng Đũa. Do trước đây ở khu này người dân có nghề vót đũa làm thành đũa bán. Hiện nay Ngõ Lương Sử xưa nằm trên tuyến phố Quốc Tử Giám thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
- Hàng Bột nay là phố Tôn Đức Thắng. Hiện nay ở phố Tôn Đức Thắng vẫn còn lại ngõ Hàng Bột.
Các địa điểm du lịch khác tại 36 phố phường Hà Nội
Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,
Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.
Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến.
Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô. Như ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.
Chợ: Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống. Một số địa điểm chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.
Lịch sử 36 phố phường của Hà Nội
36 phố phường được hình thành từ thời Lý – Trần. Cùng với sự phát triển của giao thương theo bờ dọc sông Hồng. Bên cạnh đó, khu phố cổ còn là nơi sinh sống của các tầng lấp dân cư tầng lớp thượng lưu và trung lưu trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Kinh tế phát triển hình thành nhiều làng nghề, sự ra đời của các “Hàng” của 36 phố phường xuất hiện từ đó.
Qua bao nhiêu năm chiến tranh, thời kỳ kháng chiến 36 phố phường vẫn trường tồn. Cùng năm tháng phát triển, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt.
Trải qua bao thời kỳ thăng trầm của thời gian. Khu phố này vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay và trở thành một trong những di tích có giá trị văn hóa ngàn đời đầy tự hào của Việt Nam.
Ý nghĩa khái niệm “36 phố phường Hà Nội”
Nhưng 36 phố phường của Hà Nội chỉ là cách gọi ước lệ khu vực đô thị nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ. Vào tháng 12 năm 1748, vua Lê Hiển Tông đã từng chia Thăng Long thành 36 khu vực gọi là phường, trực thuộc hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX có hơn 50 phố bắt đầu tên gọi có chữ Hàng.
Mặc dù văn bản chính thức 36 phố phường của Hà Nội ra đời vào cuối thế kỷ 19. Nhưng đây không phải là sự ra đời của tên gọi Hà Nội 36 phố phường. Bởi điều này không có trong lịch sử của đất nước. Qua nghìn năm phát triển, phố phường Hà Nội đã có nhiều sự thay đổi về số lượng, diện tích và tên gọi.
Nét đẹp phố cổ Hà Nội
Ngày nay, các phố không bán các mặt hàng theo như đúng ten gọi nữa. Ví dụ Hàng Khoai không bán khoai nữa mà chuyển sang bán bát đĩa, phố Hàng Đường bán Ô mai…
Trong đó một số con phố vẫn bán mặt hàng trước đây như phố Hàng Chiếu vẫn bán chiếu, phố Hàng Thiếc bán một số vật dụng làm từ thiếc…
Phố cổ Hà Nội ấn tượng với kiến trúc đan xen từ ngôi nhà cổ quét ve vàng kiểu thời Pháp, đến những mái ngói đỏ. Cùng nhiều biển hiệu quảng cáo đậm nét xưa. Kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian.
Vẻ đẹp ấn tượng với Chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, Văn Miếu, Hồ Gươm, cầu Thê Húc …
Cùng với “ Hà Nội mười hai mùa hoa” khiến lòng người xao xuyến không quên.
Văn hóa 36 phố phường Hà Nội
Với lịch sử nghìn năm văn hiến ngoài những công trình kiến trúc vẫn còn được giữ gìn với khoảng 100 công trình đình, đền, chùa, hội quán…
Trong số đó, đặc biệt nhất là ngôi đền Bạch Mã nằm ở phố Hàng Buồm. Đây là một trong tứ trấn ngày xưa của kinh thành Thăng Long.
Đặc biệt, khung cảnh tấp nập của phố đi bộ nhộn nhịp mua sắm cùng ẩm thực hấp dẫn.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người ta lại tập trung về các khu phố cổ nhiều hơn. Đông nhất vẫn là phố Hàng Mã, bởi đây là con phố của những âm thanh, màu sắc cũng như nền văn hóa của phương Đông được lưu giữ lại.
Lễ hội tại phố cổ
Lễ hội dân gian tại khu phố cổ có quá trình lịch sử lâu đời. Điều đó có vai trò như một phương thức sinh hoạt văn hóa quan trọng của Thủ đô. Quan trọng nhất của lễ hội ở Hà Nội là lễ tiết nông nghiệp, nghi thức, thờ lúa, thờ nước cùng những sản phẩm làm ra từ cây lúa.
Ở khu phố cổ hiện nay vẫn còn diễn ra lễ tế xuân ngưu với tục đá xuân ngưu của phương Đông Hà xưa. Không gian của lễ hội trải dài từ các phố Hàng Chiếu cho đến phố Hàng Gai. Mỗi lễ hội cổ truyền khi được tổ chức nơi đây đều mang dấu ấn lịch sử đô thành.
Lễ hội dân gian xưa có vị trí quan trộng và tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Hà Nội. Mọi hành động trong lễ hội đều chứa đựng một ý nghĩa thiêng liêng. Đây là thời điểm để các cộng đồng người gắn bó lại với nhau.
Những lễ hội trên cho thấy sức hút mãnh liệt của khu phố cổ đối với các tỉnh lân cận. Đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tình làng nghĩa xóm của nhân dân ta.
Ẩm thực phố cổ Hà Nội
Nhắc tới phố cổ Hà Nội không thể bỏ qua nét ẩm thực độc đáo nơi đây. Với những quán ăn nhỏ độc đáo mà cũng rất đông đúc: quán cà phê đường tàu, quán ốc, quán cháo, bún cá, bún cua, bún thang, bún đậu, phở bò…
Cùng vô vàn gánh hàng rong chập chùng, với những câu dao quen thuộc qua từng con phố. Đi với đó là những món ăn bình dị mà dân dã như bánh rán, trứng vịt lộn. Hay chỉ đơn giản là cốm, món quà quê nức lòng người con Tràng An có thể làm say lòng bất kì thực khách khó tính nào.
Bên cạnh đó, là nhà hàng sang trọng nhưng hương vị lại đậm đà níu chân người lữ khách, có đi rồi cũng mãi không quên.
Hay một buổi tối đi bộ rồi đến hồ Gươm hóng gió, ăn que kem Thủy Tạ, cách đó không xa là kem Tràng Tiền.
Các món ẩm thực gắn liền với các con phố
Hàng Bông
Khi đến phố Hàng Hông, bạn hãy đến ngõ Tạm Thương. Nem chua rán ở đây được đánh giá ngon số 1 tại Hà thành. Nếu đã một lần nếm thử chắc hẳn rất khó để quên được hương vị của nó.
Hàng Trống
Phở Hà Nội nổi tiếng ai cũng biết, nhưng để tìm được một địa chỉ ngon và hấp dẫn không phải dễ. Vào mùa đông, còn gì hạnh phúc hơn khi cùng bạn bè cùng nhau quây quần tâm sự bên những tô phở nóng hổi, khói bốc nghi ngút. Phở bưng Hàng Trống nằm ngay ngã tư Hàng Trống – Hàng Bông và nó chỉ mở cửa 3 – 4 tiếng một ngày.
Hàng Quạt
Bún chả Hàng Quạt nức tiếng Hà thành, nó tọa lạc ngay trong con ngõ sát mặt đường. Bún chả ở đây có vị vừa đủ, không quá mặn cũng không quá nhạt nên rất đông khách ghé đến.
Lý Quốc Sư
Lý Quốc Sư nổi tiếng với món cháo sườn được nhiều người yêu thích. Ngồi trên những chiếc ghế nhựa, tay bưng húp tô cháo nóng hổi trong thời thiết giá lạnh thì quả là điều tuyệt vời làm sao.
Nhà Thờ
Khi đến tham quan 36 phố phường của Hà Nội, bạn nên dành thời gian đến thưởng thức món trà chanh nhà Thờ. Vị trí trà chanh nhà Thờ rất dễ tìm, nằm ngay ở phố Nhà Chung.
Hàng Hòm
Bún thang Hàng Hòm là đặc sản trứ danh của Hà Nội. Quán bún thang Hàng Hòm ở đầu ngõ Hàng Chỉ có vị ngọt thanh của hương vị được hoàn quyện với nước dùng khiến bát bún sẽ làm thực khách khó mà quên.
Hàng Thiếc
Ẩm thực đặc trưng của Hàng Thiếc là món phở xào ngon, bổ, rẻ. Chỉ với một bát phở là bạn đã no căng bụng không còn có thể ăn bất kỳ món nào nữa.
Hàng Bồ
Mực nướng Hàng Bồ luôn biết níu giữ du khách khi trời se lạnh. Chỉ với một dĩa mực nướng thơm ngon ngồi cùng lũ bạn thân lai rai vài câu chuyện thì hẳn là thú vị biết bao.
Hàng Bạc
Bún riêu Hàng Bạc không còn xa lạ với người dân xứ này. Nếu bạn có dịp ghé thăm khu phố cổ, đừng quên tận hưởng hương vị này. Nước bún thơm ngọt được hoàn quyện cũng mùi rau sống sẽ kích thích mạnh vị giác của ai từng nếm.
Phùng Hưng
Ngày đông giá cùng ngồi ăn lẩu với gia đình, bạn bè sẽ thú vị biết bao. Phố Phùng Hưng luôn khiến bạn nhớ mãi không quên với vị ngon ngọt đậm đà như tình người Hà Nội vậy.
Phố cổ Hà Nội với 36 phố phường có thể thỏa lòng cho bạn khám phám. Cùng thưởng thức vô vàn các loại món ăn ẩm thực nơi đây. Nếu du khách từ sân bay muốn du lịch Việt Nam có thể thưởng thức cảnh đẹp tại Hà Nội. Vừa mang không khí cổ xưa vừa mang không khí sôi động của hiện đại.
Chỉ cần đặt trước với dịch vụ taxi sân bay Nội Bài: 0868368979 – 0949250863
Taxi Sân bay Nội Bài đưa đón tận nơi
Đây là phương tiện khác chủ động về thời gian cũng như nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Taxi sân bay Nội Bài là phương tiện được nhiều hành khách lựa chọn vì sự thoải mái, tiện dụng nhất. Vì hầu như khách hàng rời sân bay đều mang theo rất nhiều đồ dùng và hàng lý. Mà điều đó sẽ rất bất tiện nếu phải bon chen thậm chí không được cho lên xe bus.
Tại Hà Nội có rất nhiều hãng taxi có dịch vụ taxi đón tiễn sân bay Nội Bài phục vụ 24/24. Với giá chỉ từ 180k/ chuyến.
Hi vọng với bài viết này, thuê xe Giang Gia có thể giúp bạn có thể có thêm những thông tin và lựa chọn địa điểm du lịch.